Hiệp hội nha khoa Mỹ đã có khuyến cáo đối với một người chải răng 2 lần mỗi ngày thì cần phải thay bàn chải định kỳ 3-4 tháng. Tuy nhiên, nhiều nha sĩ có kinh nghiệm khẳng định rằng hướng dẫn này thường không được nhiều người để ý. Thậm chí, vị nha sĩ nhiều năm kinh nghiệm Keith Arbeitman tại Mỹ cho biết ông phải đưa bàn chải cho các bệnh nhân sau mỗi lần họ tới khám răng để đảm bảo họ luôn dùng bản chải mới.
Theo Arbeitman thì vấn đề ở đây phụ thuộc vào tần suất chải răng của mỗi người, tuy nhiên cần phải đánh giá ngoại hình của bàn chải để quyết định thay cái mới chứ không phải quá tuân thủ vào các khung thời gian. Một khi các sợi lông bắt đầu bị cong thì bàn chải cần phải thay vởi nó không còn hiệu quả làm sạch nữa.
Một cách khác để xác định khi nào cần thay bàn chải chính là tập thói quen đánh lưỡi quanh các răng sau khi chải răng để đánh giá độ sạch và trơn bóng của răng. Khi các cảm giác sạch và trơn bình thường không còn nữa thì cũng là lúc chúng ta cần phải thay bàn chải mới.
Việc thay bàn chải mới không chỉ góp phần bảo vệ sức khỏe răng miệng mà thêm vào đó, nó còn tranwsh được những loại vi khuẩn và mầm bệnh. Một nghiên cứu hồi năm 2015 đã chỉ ra rằng thậm chí còn có những hạt phân siêu nhỏ nằm trên bàn chải (vâng, xin lỗi nhưng đó là sự thật). Đồng thời, Arbeitman cho biết ông và vợ luôn thay bàn chải của cả 2 người sau khi có một trong số họ bị bệnh bởi nhiều loại vi khuẩn hoặc virus sẽ lây lan qua những chiếc bàn chải ở gần nhau.
Dù vậy, cũng không nên lo lắng thái quá bởi Arbeitman khẳng định rằng “nếu bạn dựng bàn chải lên và để nó khô sau mỗi lần sử dụng thì phần lớn vi khuẩn sẽ chết.” Chính Hiệp hội nha khoa Mỹ cũng khẳng định rằng lượng vi khuẩn trên bàn chải không đủ để làm hại bạn dù cho bạn có dùng nắp đậy bàn chải sau mỗi lần sử dụng hay không. Và thú vị hơn, một nghiên cứu hồi năm 2017 đã chỉ ra rằng việc sử dụng nắp đậy bàn chải vô tình lại tạo cơ hội cho vi khuẩn sinh sôi nhiều hơn.