Bạn đang ở: Nha Khoa SPChăm Sóc Răng Miệng12 thói quen nhỏ nhưng có thể phá hỏng hàm răng của bạn

Ông bà ta thường nói: “Cái răng cái tóc là gốc con người”, một hàm răng khỏe đẹp là một bằng chứng của cơ thể khỏe mạnh, đồng thời nụ cười tỏa sáng cũng gây ấn tượng tốt với người đối diện. Vậy nhưng nhiều người đang có những thói quen gây tổn hại răng mà không biết!

1. Tùy tiện đặt bàn chải đánh răng

Đặt bàn chải đánh răng ở bên cạnh bàn chải đánh răng của những người khác sẽ dễ dàng lây nhiễm các bệnh thông qua đường răng miệng nhất là ở những nơi tập thể đông người.

Ngoài ra, khu vực để bàn chải ở trong nhà vệ sinh có cả bồn cầu thường bị ẩm ướt, ít thông thoáng sáng mát và ít được vệ sinh thường xuyên cũng là nơi thuận lợi cho các vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, rồi dính bám lên bàn chải, làm hại răng.

Một số người không lưu ý rửa bàn chải và vẩy khô bàn chai sau khi đánh răng nên chúng thường trong tình trạng ướt. Điều này cũng như là “tạo thêm đất sống” cho vi khuẩn.

 

2. Ăn quá nhiều các loại bánh kẹo ngọt

Bánh kẹo ngọt là loại đồ ăn chứa hàm lượng đường lớn, là điều kiện để cho vi khuẩn trong khoang miệng sinh sôi. Các nha sĩ khuyên rằng, sau khi ăn đồ ngọt, tốt nhất nên uống nước súc miệng hoặc đánh răng, như vậy mới có tác dụng phòng chống sâu răng, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ. Thói quen ăn vặt cũng khiến vi khuẩn phát triển mạnh trong miệng vì thường xuyên được cung cấp thêm dinh dưỡng.

banh keo do ngot gay lao hoa da

3. Ngậm kẹo lâu trong miệng

Nhiều người nhất là trẻ nhỏ đều có thói quen ngậm kẹo trong miệng để thưởng thức vị ngọt của nó. Nhưng các chuyên gia răng miệng nước Mỹ khuyến cáo rằng việc ngậm kẹo lâu trong miệng không chỉ khiến hàm răng bị biến sắc mà còn dễ dàng bị mắc bệnh sâu răng. Trẻ nhỏ ăn cơm nhai ngậm lâu trong miệng cũng dễ ảnh hướng đến men răng, làm sún răng.

4. Không đánh răng súc miệng sau khi uống rượu vang đỏ

Những người thường xuyên yêu thích uống rượu vang đỏ cùng bạn bè cần chú ý: Các chuyên gia nha khoa cho biết, tính axit trong rượu vang đỏ sẽ làm suy yếu men răng, khiến hàm răng bị đổi màu. Hơn nữa, chất chát (tannin) trong rượu vang đỏ sẽ ở lại những kẽ hở trong hàm răng gây ra sâu răng, màu răng cũng bị xỉn.

5. Đánh răng quá mạnh

Việc dùng sức đánh răng mạnh không có nghĩa là răng sẽ sạch hơn mà thậm chí còn gây phản tác dụng làm dị ứng lợi và tổn hại men răng. Nếu như không thể khống chế được lực đánh răng, bạn hãy chọn mua bàn chải đánh răng có lông khá mềm thì tốt hơn. Đánh răng mạnh có thể làm lợi bị chảy máu, gây viêm nhiễm trong khoang miệng.

6. Không đánh răng trước khi đi ngủ

Đánh răng buổi tối trước khi đi ngủ quan trọng hơn việc đánh răng vào buổi sáng bởi vì nó có tác dụng phòng chống hình thành sâu răng.

bi-quyet-giup-tre-thich-thu-voi-viec-danh-rang2

7. Không định kỳ làm sạch răng và khám răng

Rất nhiều người đều coi việc khám răng là chuyện không cần thiết. Người ta chỉ đến các phòng khám răng khi đã bị sâu răng đau nhức không thể chịu được. Khi đó có thể các vết viêm nhiễm, răng sâu đã trở nên nghiêm trọng rồi. Các chuyên gia nha khoa khuyến cáo rằng mọi người nên kiểm tra răng và làm sạch răng định kỳ 6 tháng/1 lần hoặc ít nhất là 1 năm/1 lần, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ thì việc này càng nên được lưu ý.

8. Không súc miệng bằng nước sạch sau khi dùng nước súc miệng

Bác sĩ nha khoa tại California, Mỹ khuyến cáo rằng, sử dụng nước súc miệng thực sự có thể giúp diệt trừ vi khuẩn nhưng đa số nước súc miệng có hàm lượng cồn cao. Cồn làm cho khoang miêng nhanh khô và tổn hại răng cho nên sau khi súc miệng bằng nước súc miệng vẫn cần súc miệng bằng nước sạch.

Ngoài ra, một số chuyên gia cũng cảnh báo không nên lạm dụng nước súc miệng sát khuẩn vì một số chúng có thể kích thích phát triển các loại vi khuẩn kháng lại thuốc, đồng thời còn có nguy cơ dây ung thư miệng.

9. Nhai kẹo cao su quá lâu

Ông Jonathan Schwartz, giáo sư nha khoa lâm sàng tại Đại học Columbia, Mỹ nói rằng: “Có thể nói rằng nước bọt là công cụ chăm sóc răng miệng.” Vì nước bọt có chứa nhiều loại hóa chất quan trọng giúp bảo vệ men răng nên nhai kẹo cao su sau bữa ăn có tác dụng tăng tiết nước bọt, khử mùi, ngăn ngừa sâu răngTuy nhiên neeuss nhai kẹo quá lâu, thì cũng là lúc nó có tác dụng ngược, giúp các vi khuẩn phát triển mạnh hơn.

10. Thường xuyên ăn đồ cứng

Thường xuyên ăn đồ cứng sẽ không chỉ làm răng dễ bị vỡ mà còn làm ảnh hưởng đến chân răng. Thói quen thích gặm xương hay đồ ăn dai rắn (gân, chân gà…) có thể khiến răng tổn hại. Tuy nhiên, nếu quanh năm chỉ ăn những thứ nấu nhừ thì cũng khiến răng ít được luyện tập.

Không chăm sóc đúng cách, răng có thể bị hư hại ngay từ khi bạn còn trẻ (Ảnh: Shutterstock)

11. Thích nhai đá

Giáo sư nha khoa Jonathan Schwartz nói rằng, ăn đồ lạnh không chỉ làm tổn thương hàm răng mà còn kích thích đến các mô bên trong răng. Ăn các đồ ăn quá nóng cũng vậy, sẽ không tốt cho răng miệng.

12. Dùng hàm răng làm công cụ khác ngoài việc nhai thức ăn

Nhiều người thường có thói quen dùng răng mở nút chai bia hay cắn rách túi nhựa, cắn móng tay… Giáo sư nha khoa Jonathan Schwartz nói rằng những hành động này sẽ khiến răng bị vỡ, gãy, tổn thương, đau hàm mãn tính và nhiều nguy cơ xấu khác.

Như vậy, nếu bạn đang mắc phải một thói quen nào trên đây, thì hãy tìm cách bỏ đi để hàm răng được khỏe mạnh và đẹp hơn nhé!